Rèm cửa, rèm vải, rèm truyền thống, tên gọi nào cho đúng | REMBORMN
Sự phát triển của rèm cửa ở Việt Nam.
Nói về lịch sử của rèm cửa thì đã có rất nhiều bài viết từ những website ở nước ngoài được dịch ra tiếng Việt, khá chi tiết và có cội nguồn.
Hôm nay tôi muốn nói về sự phát triển của rèm cửa ở Việt Nam và cũng là cái tên của loại rèm cửa truyền thống khi xưa gọi như thế nào.
Tôi đến với rèm từ một anh thợ may, nhà tôi có nghề may gia truyền, quanh năm “rung đùi” để lấy tiền của khách hàng, và cũng là quanh năm mông thâm, đít ghẻ. Có lẽ cũng do đặc thù này nên ngày đó nhiều chị em ngồi may cả ngày khi đi tắm biển, không dám mặc đồ bơi hở mông. Các bạn có thể tưởng tượng miếng thịt bò khô to bằng ngón tay cái ra sao thì cái vảy ghẻ ruồi khi cạy ra nó y chang vậy.
Với tôi thì may mắn hơn là từ ngày đến với Rèm Cửa, không còn phải ngồi một chỗ trên chiếc ghế cứng quá lâu nên mông tôi dần đẹp lên, tự tin đứng trước sân khấu nào đó hát một bài mà không còn thói quen đưa tay ra gãi mông nữa. Tôi bắt đầu yêu mến Rèm Cửa và luôn tìm tòi những gì mới nhất, cũ nhất về nó.
Rèm cửa có mặt ở Việt Nam từ khi nào?
Chắc không ai nhớ rõ là bắt đầu có từ khi nào, nhưng chắc chắn là thời trước 1975 thì trong Sài Gòn rèm sáo cho văn phòng đã được nhập từ Mỹ về lắp đặt .
Ở bài viết này tôi chỉ nói đến quãng thời gian từ thập niên 80 trở về đây.
Ngày đó rèm vải người ta thường gọi gọi là Ri đô , phiên âm từ tiếng Pháp ( Rideau), trong những năm 80, Ri Đô chỉ là một tấm vải phẳng , may đơn giản được treo trên một sợi dây thép ( một số ngôi biệt thự cũ thì vẫn còn dư lại những thanh gỗ để treo rèm từ thời Pháp nhưng không nhiều ). Và nhà ai sang lắm mới có những tâm Rido này để treo trên các ô cửa của những căn nhà lớn, thường các cửa sổ thì rèm chỉ làm che quá mép cửa một chút ( khoàng 20cm). Cũng cực kỳ lãng mạn khi bạn chỉ cần ngồi trên tầng 2 là có thể ngắm cả làng.Những ô cửa lấp ló tấm rèm đó đâu khác gì cảnh phim tình sử gọi mời.
Rèm Vải thun, khởi đầu cho quỹ đạo của rèm cửa.
Những giai đoạn đầu năm 90 có một chất liệu đã phổ biến và thậm chí đên ngày nay một số nơi vẫn sử dụng . Đó là vải thun,được nhập về tù TQ và sau đó là sản xuất trong nước, mềm mại và bóng bẩy như da của những cô gái mới lớn, một số loại còn có họa tiết được dệt cùng màu nổi bật lên, làm rèm đã có độ chun, kiểu dáng chung là loại xếp ly. Và cả thị trường ngày đó chỉ có một loại kiểu dáng duy nhất được gọi tên là “Rèm vải, Rèm Cửa”. Thời gian này đã có khá nhiều nhà xây mới từ 2 đên 3 tầng, và những bộ rèm vải thun trở nên cực kỳ sang trọng khi khách hàng lắp thêm một lớp yếm xếp ly, uốn lượn bên ngoài.
Màu sắc được ưa chuộng nhất là màu xanh rêu.
Rèm Vải thun in cành trúc, một thời quý phái.
Vài năm sau thị trường rộ lên một loại vải rèm mới, vẫn chất liệu thun xanh rêu, nhưng dày dặn hơn, đặc biệt là có in một họa tiết hàng cây trúc màu đen, phần cây trúc này được in phủ một lớp nhung mịn, nên treo tấm rèm lên sự sang trọng của nó đánh bật loại thun cũ, cánh nhà giàu thời đó rất ưa chuộng loại vải rèm này. Tuy nhiên được thời gian ngắn thì chất lượng sản xuất vải xuống cấp. Bụi đen từ họa tiết mịn như nhung kia bỗng trở nên bụi mù. Chúng tôi ngồi may rèm mà cái khẩu trang bám bụi đen xì.
Chất liệu này đến bây giờ trên thị trường vẫn còn nhé các bạn và bây giờ thì chúng thuộc phân khúc giá cực rẻ.
Rèm Vải thun in họa tiết cành trúc xanh
Mẫu rèm đã từng làm mưa làm gió những năm 1990 - Ảnh dưới được chụp vào thời điểm hiện tại, chứ hồi đó lên rất đẹp
Rèm Vải Gấm in 2 mặt, Rèm Quốc Dân
Đến sau năm 1995, một chât liệu vải với những họa tiết nhiều màu sắc, có thể nói đây là một loại rèm quốc dân chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đến tận năm 2002. Đó là vải rèm Vải Gấm in hoa 2 mặt. Một chất liệu mới hoàn toàn, vải dày dặn hơn, mặt vải sáng màu, thường là màu vàng kem, Họa tiết được in rât nhã nhặn, vừa có tính cổ điển, vừa hiện đại. Thổi một luồng gió mới vào thị trường rèm đang thiếu sắc màu.Và đặc biệt, loại vải rèm này khổ 2.8m ( trước đó các loại vải kia chỉ có khổ 1,5m).
Một điều tuyệt vời trong thời gian này là thị trường đón nhận thêm rất nhiều điều mới. Phải nói rằng sau năm 1995 dường như mọi thứ đều khoác lên một tấm áo mới, thị trường như cô gái được trang điểm bằng những mỹ phẩm hạng sang.
Trên nhiều kệ sách đã xuất hiện những quyển sách về rèm, những kiểu dáng rèm mới, và hướng dẫn cách làm rèm cơ bản,và rất chi tiết. Do đó, phụ kiện và kiểu dáng rèm vải cũng có thêm nhiều loại, ngoài thanh inox và thanh ray kéo ra thì có thêm thanh gỗ, loại thành sau đó vài năm trở thành loại chủ đạo cho rèm cửa.
đến cuối thập niên 90 chúng ta có thêm Rèm khâu ống cúc, Rèm Đai, Rèm xếp 2 ly , 3 ly.
Mẫu vải gấm in hoa hai mặt - ở thời điểm thịnh hành mẫu rèm này được làm khác với hình, đẹp hơn rất nhiều
Rèm Buông, cái tên từ sự phong phú của thị trường.
Năm 2000, khi những loại rèm khác có mặt khiến thị trở nên sôi động hơn, phong phú hơn với những cái tên mới : Rèm lá dọc, rèm sáo , rèm cuốn, rèm Roman. Để phân biệt với những loại rèm đó, dân trong ngành gọi những loại rèm trước đó làm bằng vải là Rèm Buông.
Nhờ cập nhật nhiều mẫu mã mới từ sách và thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc. Rèm Buông cũng có thêm những lựa chọn khác. Có thêm Yếm lá phẳng lượn nằm phía sau rèm, có thêm Yếm Nữ Hoàng sang chảnh cho những căn biệt thự và đặc biết là sự có mặt của rèm Voan, Ren khổ lớn. Một chất liệu gần như trong suốt được dệt hoặc thêu lên đó những họa tiết tuyệt đẹp. Chúng ta có rèm 2 lớp lãng mạn, sang trọng và quý phái.
Mẫu Rèm Ống Khâu Cúc rất thịnh hành trong những năm 2000
Rèm ống cúc đến nay vẫn rất đẹp nếu biết cách phối hợp với nội thất
Trang bìa một quyển sách về rèm cửa được xuất bản năm 2003
Một mẫu rèm rất nhiều thanh niên ưa thích
Vài mẫu rèm được giới thiệu trong sách.
Đã có mẫu rèm Ore ( Rèm Ô rê ) và đến năm 2005 thì mẫu rèm này bắt đầu được làm lác đác.
Mẫu Rèm Khâu Ống cũng rất thịnh hành khi kết hợp với thanh gỗ, yếm lá phía trong
Rất nhiều mẫu rèm kiểu Vintage ( một cái tên sau này mới được gọi)
Những cuốn sách về rèm thời đó, vài trang cuối luôn có phàn hướng dẫn làm rèm rất chi tiết.
Giới thiệu cả những mẫu cho biệt thự, cổ điển
Một trang tổng quan về các loại rèm
Một trang giới thiệu về Thanh (Sào) rèm cửa.
Đây là một trang sách hướng dẫn khá kỹ cách làm một bộ rèm.
Rèm Ore ( Rèm Ô rê ), vẻ đẹp tối giản của hiện đại
Quãng thời gian 2005, một kiểu rèm Buông mới, hiện đại và đơn giản phù hợp với sự phát triển kiến trúc cho đến tận bây giờ.
Loại rèm được đục lỗ tren vải rồi luồn thanh rèm qua các lỗ đó, tạo nên các múi rẻm thẳng đứng từ trên cao xuống, đơn giản và hiện đại, kiểu rèm mà cho đến này sự tiện dụng và phối hợp với kiến trúc chưa loại rèm nào thay thế được.
Một mẫu rèm Ore (Rèm Ô rê ) được làm năm 2018
Rèm Ô Rê được làm trong khu biệt thự Lideco Hoài Đức
Một kiểu phối màu rất đẹp, hiện đại và sang trọng, được làm vào năm 2017
Dưới đay là một kiểu rèm rất được ưa chuộng cuối thập niên 2000 và đầu thập niên 2010- bộ rèm này được làm vào năm 2011
Rèm cản nắng, sự khởi đầu cho chất liệu rèm thực dụng
Chắc các bạn đã quá quen thuộc với cái tên Rèm Cản Nắng
Năm 2007 thị trương rèm tại Việt Nam đón nhận một chất liệu khác lạ, mặt vải bóng loáng, màu sắc không sặc sỡ, chủ đạo 3 màu chính, Ghi xám, Vàng sẫm ( Nâu Nhạt) , Tím. Rèm Vải cản nắng. Vải được dệt bằng 3 loại sợi đan xen nhau, trong đó có những sợi màu đen nằm giữa các sợi màu khác, nhằm mục đích cản ánh sáng.
Đây cũng là một loại vải rèm phát triển chất liệu liên tục cho đến tận bây giờ.
Một mẫu rèm vải gấm bóng từng rất được ưa chuộng, cản nắng khá, họa tiết được coi là cực kỳ sang trọng thời đó
Mẫu Rèm vải cản nắng gấm bóng, được làm vào năm 2011
Vải rèm gấm bóng này thịnh hành rất lâu, đến năm 2014 rất nhiều người vẫn yêu thích nó.
Kể từ năm 2010 đến này Rèm Buông không có sự thay đổi nhiều về kiểu dáng, chủ yếu là thay đổi về chất liệu, họa tiết để phù hợp với da phần kiến trúc hiện đại ngày này.
Kể từ khi chung cư phát triển, các loại rèm mới lên ngôi vì thiết kế của chúng phù hợp với mục dích sử dụng ngày càng thực dụng. Trước đó là rèm Roman sẽ được làm cho những vị trí cửa nhỏ hoặc vách kính cửa sổ. Hiện tại là Rèm Cầu Vồng làm mưa làm gió trên thị trường.
Thế nhưng những vị trí quan trọng thì không thể thiếu được sự hiện diện của Rèm Buông.
Dưới đây là một bộ Rèm Buông kết hợp với Rèm Roman, tạo phong cách tuyệt vơi cho gian phòng - sản phẩm được làm từ năm 2012
Rèm buông và những ứng dụng vào nội thất
Rèm cửa sổ nhỏ có làm rèm Buông được không ?
Câu trả lời là “có”!
Đối với những căn phòng rộng thì Rèm Buông là một lựa chọn tuyệt vời, với 2 lớp rèm, vải cản nắng và voan. Thử tượng tượng khi bạn ngủ dậy, vén tấm rèm vải ra, ánh sáng len lén xiên vào và chúng bị lớp voan làm mềm đi, dịu đi, khiến cái sự thức dậy của bạn đó thật là vi diệu.
Lớp voan ngoài trang trí một cách lộng lẫy ra thì chúng còn có một công dụng tuyệt vời, đó là cản bụi. Một khách hàng của tôi sống tận tầng thứ 33 của một chung cư nội đô, và nhờ có tấm rèm voan này họ mới biết, tầng 33 cao như vậy nhưng bụi thì vẫn rất nhiều, chúng muốn chui vào căn phòng của bạn, bắt buộc phải qua một lớp voan, rồi đọng lại trên lớp voan đó. Và tất nhiên, phòng của bạn sạch hơn, lớp rèm vải chính cũng sạch hơn.
Rèm hai lớp dùng cho cửa sổ phòng ngủ- mỗi lần giặt, lớp vải voan bao giờ cũng bẩn hơn vải.
Cửa sổ này khá nhỏ, nhưng phòng có chiều dài nên bộ Rèm Buông hai lớp rất hợp lý khi lắp đặt vô đây
Thêm một mẫu rèm Buông 2 lớp lắp đặt cho cửa sổ nhỏ.
Với phòng nhỏ hơn thì rèm Buông một lớp cũng làm cho căn phòng trở nên mềm mại
Rèm Phòng Khách
Rèm Buông đặc biệt phù hợp với không gian phòng khách chính là nhờ sự sang trọng vốn mang tính lâu dài của nó.
Trong suốt quá trình phát triển của Rèm Cửa ở Việt Nam, với rất nhiều các loại rèm ra đời như Rèm Roman, Rèm gỗ và hiện tại là sự phổ biến rất lớn của Rèm Cầu Vồng, nhưng chưa có loại rèm nào thay thế được Rèm buông trong không gian phòng khách.
Một Phòng khách rộng rãi, và một bộ rèm hoành tráng, khó có thể có loại rèm vào thay thế vị trí này của Rèm Truyền Thống
ách
Lịch sự là thứ mà rèm Buông mang lại cho không gian phòng khách tốt nhất.
Màu sắc đa dạng cũng khiên những bộ rèm Truyền thống này trở nên vô cùng cá tính.
Đối với kiến trúc cổ điển và tân cổ điển thì đã có các mẫu rèm với phong cách hoàng gia, lịch lãm, sang trọng vào bậc nhất.
Đối với kiến trúc hiện đại thì các mẫu rèm Định Hình, Rèm Ore là giải pháp hiệu quả nhất để có một cái nhìn tổng thể hợp lý trong phối hợp nội thất.
Nhà Thông Minh | Rèm Tư Động
Ở Việt Nam, Nhà thông mình hiện nay đang trở nên thịnh hành và đang phục vụ rất tốt cho những nhu cầu của người sử dụng.
Tất nhiên, rèm không thể nằm ngoài những sản phẩm thuộc hệ thống nhà thông minh, và rèm buông đã được sử dụng ngay từ những ngày đầu.
Đặc biệt phù hợp với những căn hộ Duplex (Căn hộ Thông Tầng) - thường có chiều cao lên đến 6-7m. Các bạn sẽ được thưởng thực một vẻ đẹp vô cùng khoáng đạt, cộng với tiện dụng mà loại rèm này mang lại : Cản nắng tốt, đẹp- phải nói là cực đẹp.
Căn hộ Duplex ( Thông Tầng ) này nếu không phải là rèm Buông hai lớp, sử dụng động cơ điều khiển từ xa thì rèm nào cho hợp đây!
Trên đây là tất cả những gì về Rèm Buông, Rèm Vải, rèm Truyền Thống mà tôi muốn gửi đến các bạn, đó cũng là sự đam mê về rèm là trong suốt quá trình yêu thương nó, tìm hiểu nó tôi góp nhặt lại. Hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về Rèm Cửa.
Và nếu anh chị muốn nhận được sự tư vấn tốt nhất, sự hoàn thiện sản phẩm tốt nhất, hãy liên hệ với REMBORMN.
Địa Chỉ 01: Số 01 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Địa Chỉ 02; Số 36 ngõ 178, Cổ Nhuế, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện Thoại : 0914708507.
Rất vui lòng được giúp anh chị có một hệ thống rèm cửa phù hợp nhất với ngôi nhà của mình.